About Viet SEO


WEB DESIGN & GOOGLE OPTIMIZATION

T: +84 917 212 969

Menu

Search

* Mua hoặc thuê tên miền ctyxaydung.com, vui lòng liên hệ 0908 744 256 - 0917 212 969 (Mr. Thanh)

Báo giá xây dựng khách sạn: 0901 999 998

Quy định hoàn công nhà ở tại luật pháp Việt Nam

Là một nhà đầu tư thông minh hay là một khách mua nhà khôn ngoan thì bạn cũng nên nắm rõ cho mình một số kiến thức về bất động sản nhé. Điều này sẽ có thể giúp ích cho bạn trong những vấn đề khúc mắc khi thực hiện quá trình giao dịch hay xây dựng nhà ở. Đồng thời, những kiến thức này cũng giúp cho bạn hạn chế việc bị lừa bởi sự thiếu hiểu biết của mình.

Pháp luật hiện hành tại Việt Nam đã quy định rõ ràng về vấn đề sở hữu tài sản của từng cá nhân hay tổ chức. Có tổng cộng khá nhiều loại tài sản khác nhau nhưng chung quy vẫn được Nhà nước chia làm hai loại chính. Thứ nhất là tài sản bắt buộc phải đăng ký sở hữu và loại còn lại chính là tài sản không nhất thiết phải đăng ký sở hữu.

Chính vì thế, nếu sở hữu một căn nhà và xây dựng chúng lên, bạn cần phải thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu cho chúng. Và hoàn công chính là bước cuối cùng để hoàn tất trọn vẹn việc đăng ký đó. Vì vậy, đây là một điều khá quan trọng, bạn hãy nhớ kỹ nhé.

Theo quy định cụ thể từ Bộ Xây dựng được ghi chép tại Thông tư 05/2015/TT-BXD rằng bạn cần thực hiện đủ tám loại giấy tờ để có thể đáp ứng được điều kiện thực hiện các thủ tục hoàn công một cách dễ dàng nhất. Mọi hồ sơ về quy định hoàn công nhà ở đều phải được nộp tại Ủy Ban Nhân Dân có thẩm quyền tại địa phương của bạn. Tất cả các giấy tờ sẽ bao gồm Giấy phép xây dựng, các loại hợp đồng, các loại báo cáo, bản vẽ,…

Thế nhưng, không hẳn rằng bạn phải nộp tất cả các loại giấy tờ trên vào hồ sơ. Bạn có thể lưu ý thêm mục “nếu có”, tức là những loại giấy tờ này có cũng được mà không có cũng chẳng ảnh hưởng việc bạn thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở. Trừ khi bạn cần phải đăng ký biến động trên tài sản đất mà mình sở hữu thì mới quan tâm đến các loại giấy tờ này.

Tại Bộ luật đất đai 2013 đã có quy định rõ ràng, nếu bạn cần thay đổi về cấu trúc, diện tích, chuyển đổi, chuyển nhượng hay cho thuê, thì bạn cần phải thực hiện các quy trình đăng ký biến động trên mảnh đất hay căn nhà của mình. Mỗi người sẽ cần phải có một bộ hồ sơ riêng về hoàn công nhà đất để nộp cho văn phòng đăng ký đất đai.

Hoàn công nhà ở mất bao lâu?

Được biết, đây cũng là một trong những câu hỏi không ít người quan tâm đến. Bởi khi thực hiện bất kỳ thủ tục gì thì bạn cũng lo lắng không biết bao lâu thì hồ sơ sẽ được duyệt và giải quyết. Cũng như bất kì khách nào cũng đều sẽ mong muốn được hoàn tất các thủ tục một cách trọn vẹn và nhanh chóng nhất có thể. Vậy thời gian hoàn công nhà ở sẽ mất bao lâu? Hãy cùng đọc tiếp phần dưới đây nhé.

Quy trình giải quyết hồ sơ ở mỗi khu vực là mỗi khác nhau.

Do đó, bạn không thể đo lường chính xác một con số cụ thể cho việc giải quyết hoàn công nhà ở sẽ tốn bao nhiêu ngày. Tuy nhiên, Nhà Lộc Phát có thể giúp bạn đo và ước chừng được khoảng thời gian nhất định mà bạn buộc phải chờ.



Sau khi nhận được bộ hồ sơ của bạn thì các cơ quan Nhà nước sẽ bắt đầu tiếp nhận và xét duyệt bộ hồ sơ đó. Công đoạn này thường tiêu tốn của bạn là 7 ngày. Tiếp đến, các cơ quan này sẽ xác nhận xem bộ hồ sơ đó có hợp lệ hay không? Giai đoạn này sẽ mất từ 11 – 15 ngày tuỳ theo tình trạng thực tế của bạn.

Kế đó, bạn sẽ phải thực hiện các thủ tục tài chính sau khi hồ sơ hợp lệ đã được xét duyệt và thông qua. Công đoạn này có thể tốn thời gian của bạn từ 7 – 10 ngày tuỳ theo tình hình ở từng khu vực. Và cuối cùng là chờ kết quả sau khi lấy giấy hẹn từ phía cơ quan Nhà nước.

Tính sơ việc xử lý hoàn công nhà ở của bạn phải mất đến tận 1 tháng hay tháng rưỡi để hoàn tất hết các thủ tục hoàn công nhà ở. Tuy nhiên, vẫn có cách để bạn rút ngắn được thời gian trên.

Để có thể tiết kiệm thời gian cho bản thân cũng như cho Nhà nước thì bạn nên chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và không thiếu bất kỳ gì cả. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng hồ sơ bị trả về vì thiếu các chi tiết phụ không đáng. Ngoài ra, nếu công trình có bất kỳ điều gì phát sinh thì bạn cũng nên giữ lại toàn bộ các chứng từ để tránh trường hợp gặp rắc rối khi làm thủ tục.

Giá hoàn công nhà sẽ tốn bao nhiêu?

Đây cũng là một trong những câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc khi làm các thủ tục hoàn công nhà ở. Bởi lẽ, nếu nắm được giá cả ngay từ ban đầu thì sẽ dễ dàng chi trả cho các chi phí trong lúc thực hiện thủ tục. Đây cũng là một cách để bạn có thể rút ngắn được thời gian và công sức khi hoàn thiện các thủ tục về hoàn công nhà ở.

Sẽ có hai loại chi phí chính cho giá hoàn công nhà ở. Thứ nhất là lệ phí trước bạ và thứ hai chính là thuế xây dựng cơ bản. Về phần lệ phí trước bạ thì đây là khoảng tiền mà các bên đều phải thực hiện. Tuy nhiên, không hẳn trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải nộp lệ phí trước bạ.

Tuỳ theo tình trạng thực tế của bạn mà Nhà nước sẽ quyết định rằng bạn có phải đóng khoản lệ phí này hay không. Còn về phần thuế xây dựng cơ bản thì Nhà nước sẽ thu từ nhà thầu hiện đang xây dựng công trình cho bạn. Nên bạn cũng không cần quá lo lắng cho vấn đề này.

Căn cứ vào từng loại thuế của nhà thầu mà bạn nên yêu cầu xuất trình hoá đơn đỏ để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn, tránh được những rủi ro, những điều không may mắn có thể xảy ra. Giá hoàn công nhà ở còn phụ thuộc nhiều vào mức phát sinh của việc xây dựng nhà hay công trình của bạn.

Do đó, đây cũng là con số không thể xác định cụ thể và chính xác được. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào thông tin mà nhà lộc phát cung cấp để cho ra con số ước lượng tương đương về mức giá hoàn công nhà ở của chính bản thân bạn.

Giới thiệu dịch vụ làm thủ tục hoàn công

Thủ tục hoàn công là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
Thủ tục hoàn công gồm những gì:

Bản vẽ hoàn công + biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
Giấy phép xây dựng + bản vẽ xin phép
Hợp đồng thi công + hóa đơn nhân công
Chủ quyền nhà + tờ trước bạ
Bản vẽ sơ đồ nhà đất có kiểm tra nội nghiệp của UBND Quận
Biên bản thanh lý hợp đồng của nhà thầu xây dựng

Sau khi đã chuẩn bị tất cả những thủ tục cần thiết để hoàn công tiến hành nộp toàn bộ hồ sơ ra chi cục thuế Quận, sau đó nộp vào UBND Quận để cấp giấy chứng nhận đã hoàn công.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hoàn công tại xây dựng LACO

Đã làm hồ sơ, lập các loại bản vẽ và làm chủ quyền khoảng hơn 2000 khách hàng, 99% hài lòng.

Pháp lý rất vững chuyên làm các hồ sơ khó (hồ sơ xin cấp chủ quyền bị vướng mắc), uy tín, giá rẻ ,18 năm kinh nghiệm.

Đội ngũ chuyên gia tư vấn dịch vụ nhà đất uy tín, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, phục vụ quý khách hàng tận tình, tư vần miễn phí, làm việc đặt chữ tín hàng đầu.

Cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện được hồ sơ, giảm giá cho khách hàng cũ 10% phí dịch vụ.

Dịch vụ hoàn công nhà ở

Dịch vụ hoàn công nhà ở nhanh uy tín chuyên nghiệp giá tốt nhất. Với mối quan hệ rộng và nhiều năm kinh nghiệm lĩnh vực dịch vụ nhà đất. Chúng tôi chuyên nhận giải quyết những thủ tục về nhà đất, gỡ rối nhưng sơ khó (sai phép) nếu quý khách yêu câu,đảm bảo sẽ đem lại sự an tâm và đúng tiến độ cho quý khách.



Dịch vụ xin giấy phép hoàn công nhà ở bao gồm:

– Kiểm tra tính pháp lý các giấy tờ của khách hàng.

– Đại diện cho khách hàng công chứng các giấy tờ có liên quan.

– Đại diện nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép hoàn công cho khách hàng.

– Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng.

– Nhận Giấy phép hoàn công cho khách hàng.
Hồ sơ xin cấp giấy phép hoàn công hoàn công nhà ở gồm:

– Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).

– Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).

– Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).

– Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu thuế xây dựng.
Quy trình thực hiện hoàn công nhà ở Thủ Đức:

Bước 1: Lập thủ tục đo vẽ bản vẽ hoàn công

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBNDQ gồm

– Giấy phép xây dựng

– Biên bản định vị móng

– Bản vẽ chưa hoàn công

– Hợp đồng thi công thầu xây dựng

– Hoá đơn đỏ của hợp đồng thi công

– Biên bản nghiệm thu

– Giấy chứng nhận (sổ hồng hoặc sổ đỏ)

Bước 3: Nhận bản vẽ hoàn công tại UBNDQ
Thời Gian Hoàn Công

– Đo vẽ: 7 ngày
– Thụ lý ở quận: 20 ngày
– Tổng cộng: 27 ngày

Hồ sơ hoàn công là gì?

Hoàn công hay hoàn công xây dựng, là việc hoàn thành công trình. Đây là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa. Hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công. Đây là điều kiện để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Quy trình này sẽ được các bên đầu tư, thi công xác nhận đã hoàn thành và có nghiệm thu công trình đó. Trên thực tế nhiều chủ nhà, chủ đầu tư chỉ chú ý đến phần cấp phép xây dựng, thiết kế và thi công mà quên mất đi công đoạn hoàn công sau cùng để căn nhà hoàn tất các thủ tục về mặt pháp lý.

Vai trò của hồ sơ hoàn công

Hoàn công là thủ tục vô cùng quan trọng sau khi hoàn thành xong công trình xây dựng. Vai trò của hồ sơ hoàn công:

– Là cơ sở để thanh/quyết toán phục vụ công tác kiểm toán, thanh tra công trình.

– Phục vụ công tác nghiệm thu các giai đoạn, hạng mục hoàn thành của công trình.

– Giúp cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo, thực trạng công trình nhằm khai thác hiệu quả và có các biện pháp tu sửa, cải tạo để duy trì tuổi thọ sử dụng công trình.

– Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình.

– Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình.

Xây nhà xong có cần làm hoàn công không?

Theo quy định trong Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP có quy định rõ với các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị, công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì tất cả đều phải thực hiện thủ tục hoàn công. Trừ các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.

Cách làm hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì?

Theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì giấy tờ hoàn công sẽ bao gồm 4 loại cơ bản sau:

1. Giấy phép xây dựng

2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

3. Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công xây dựng

4. Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của từng loại công trình xây dựng mà sẽ có thêm các loại giấy tờ như:

– Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng.

– Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có thay đổi so với bản vẽ gốc).

– Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định.

– Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy chữa cháy, vận hành thang máy.

Quy trình thực hiện hồ sơ hoàn công

Sau khi đã biết hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì thì chúng ta cần nắm các quy trình hoàn công:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND các cấp Quận/Huyện. Nếu đủ hồ sơ thì sẽ được tiếp nhận và ghi biên nhận, hẹn phúc đáp, trả hồ sơ.Trong trường hợp có sai sót, thiếu hồ sơ thì Bộ phận tiếp nhận kiểm tra và trả hồ sơ, yêu cầu bổ sung.

Bước 2: Phòng Quản lý đô thị quận/ huyện thụ lý hồ sơ sẽ đi kiểm tra, xác minh việc xây dựng có phù hợp hay không và ký vào các biên bản kiểm tra với chủ sở hữu. Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng quản lý đô trình cấp lãnh đạo duyệt hồ sơ hoàn công hợp lệ. Sau đó, phòng quản lý đô thị sẽ lập phiếu chuyển chi cục thuế quận – huyện để xác định nghĩa vụ tài chính.

Bước 3: Bộ phận văn thư của Văn phòng UBND trình Chủ tịch UBND quận/huyện ký Giấy chứng nhận và chuyển cho Tổ tiếp nhận để trả hồ sơ cho chủ sở hữu.

Bước 4: Chủ sở hữu nhận phiếu chuyển đến Chi cục Thuế quận, huyện nộp các loại phí (nộp thuế) theo quy định.

Bước 5: Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến Văn phòng UBND quận/huyện nhận lại giấy chứng nhận đã cập nhật phần nhà ở trên đất tại Văn phòng UBND quận/huyện.
Thủ tục hoàn công nhà ở mất bao lâu

Để có thể đưa ra một con số chính xác về thời gian hoàn công nhà ở thì tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một mốc thời gian cụ thể, rõ ràng. Thường thì khoảng thời gian từ lúc nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ thuế và cấp giấy chứng nhận mới trung bình mất khoảng 02 tháng. Đó là chưa kể đến thời gian chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn công nhà ở theo quy định pháp luật. Nhưng trên thực tế sẽ có sự khác nhau đối với từng hồ sơ và từng địa phương.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoàn công

– Ủy ban nhân dân cấp xã: giải quyết hồ sơ hoàn công đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn vùng có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới cấp xã.

– Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: đối với các công trình nhà ở riêng lẻ của dân và các công trình xây dựng khác đóng trên địa bàn, thuộc quận, huyện, thị xã đó.

– Sở xây dựng: Đối với những công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1, thuộc tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, đền chùa, đình miếu, công trình trên tuyến đường hoặc trục đường giao thông lớn.
Kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công

Qua những thông tin mà Trần Đức Phú BDS chia sẻ ở trên về hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì và các quy trình thủ tục, hy vọng đã cung cấp phần nào những thông tin hữu ích với các bạn. Theo kinh nghiệm của tôi thì sau khi hoàn thành xong công trình xây dựng, trong thời gian sớm nhất bạn nên làm thủ tục hoàn công cho ngôi nhà hay công trình xây dựng khác của mình để hợp thức hóa các giấy tờ về mặt pháp lý.


Tìm hiểu thêm về: Báo giá xây dựng khách sạn

Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Bước 2. Nộp hồ sơ thông báo; kiểm tra

- Nơi nộp hồ sơ thông báo: Theo Điều 54, 55 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình - công trình nói chung) và Điều 9 Thông tư 05/2015/TT-BXD (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì nhà ở) thì chủ nhà nộp hồ sơ hoàn thành công trình nhà ở tại UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

- Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thì nhà ở sẽ được đưa vào sử dụng.

Trên đây là những thông tin về hướng dẫn thủ tục hoàn công công trình nhà ở chi tiết! Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn! Đón đọc các bài viết về tư vấn nhà ở để cập nhật kiến thức mới nhất về bất động sản, mua bán và thuê nhà đất.

Hoàn công nhà ở là cách thường gọi của người dân để chỉ thủ tục nghiệm thu công trình hoặc thông báo cho cơ quan Nhà nước trước khi đưa vào sử dụng.

Thủ tục hoàn công hay hoàn công xây dựng là một trong những thủ tục hành chính được pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện đối với công trình đã được cấp phép xây dựng.

Thủ tục hoàn công nhà ở, công trình xây dựng là bắt buộc đối với công trình được cấp phép. Còn đối với những công trình không phải xin cấp giấy phép xây dựng sẽ không cần thực hiện các thủ tục hoàn công xây dựng.

Việc thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ hay các công trình xây dựng là điều kiện quan trọng để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy hoàn công hay cấp đổi lại sổ hồng.

Việc thực hiện các bước lập hồ sơ hoàn công hoàn công công trình xây dựng chính là một trong những thủ tục nhằm xác nhận sự kiện là bên chủ đầu tư, thi công đã hoàn thành tất cả các hạng mục công trình xây dựng mà trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.

Hiện nay, Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định rõ UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình thì chỉ được quy định là do UBND cấp tỉnh phân công, hướng dẫn - nên UBND các tỉnh, thành thường ban hành Quyết định để quy định cụ thể về nội dung này.

Điều kiện để đưa nhà ở vào sử dụng

Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, để được đưa vào sử dụng thì công trình, hạng mục công trình phải được nghiệm thu theo quy định. Theo đó, nghiệm thu công trình được quy định như sau:

Trách nhiệm nghiệm thu công trình

- Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (khoản 1 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP).

- Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được thành biên bản.



Điều kiện nghiệm thu công trình

Để được nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng thì phải có đủ 3 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu, gồm:

+ Nghiệm thu công việc xây dựng;

+ Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.

Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.

Điều kiện 2: Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình.

Điều kiện 3: Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Bàn giao công trình xây dựng

Sau khi nghiệm thu thì nhà ở được bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng (hộ gia đình, cá nhân chủ nhà). Theo khoản 1 Điều 124 Luật Xây dựng năm 2014, việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:

+ Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.

+ Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.

- Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu sau:

+ Bản vẽ hoàn công.

+ Quy trình hướng dẫn vận hành.

+ Quy trình bảo trì công trình.

+ Danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế.

+ Các tài liệu cần thiết khác có liên quan.

Điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định, đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng.

Thủ tục và hồ sơ hoàn công nhà ở riêng lẻ

Theo đó, để được đưa vào sử dụng thì chủ nhà phải thực hiện theo thủ tục sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở (thường gọi là hồ sơ hoàn công)

Theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở gồm những giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng.

- Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

- Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

- Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Bước 2. Nộp hồ sơ thông báo; kiểm tra

- Nơi nộp hồ sơ thông báo

Theo Điều 54, 55 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình - công trình nói chung) và Điều 9 Thông tư 05/2015/TT-BXD (trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và bảo trì nhà ở) thì chủ nhà nộp hồ sơ hoàn thành công trình nhà ở tại UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

- Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thì nhà ở sẽ được đưa vào sử dụng.

Sau khi nộp hồ sơ hoàn công nhà ở, công trình xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền thì chủ nhà sẽ chờ đợi kết quả nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng. Đồng thời, chủ đầu tư sở hữu công trình sẽ cần thực hiện các khoản lệ phí hoàn công nhà ở.

Quy định thủ tục hoàn công nhà ở xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ công trình đó là phải nộp các khoản lệ phí hoàn công nhà ở. Lệ phí này gọi là lệ phí trước bạ hoàn công.

Lệ phí trước bạ hoàn công được thu căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2011/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ thì nhà đất là một trong những đối tượng phải chịu thuế trước bạ.

Đồng thời xác định trách nhiệm của người nộp lệ phí trước bạ là người có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí theo quy định khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, việc làm hồ sơ hoàn công, thủ tục hoàn công xây dựng là cách thức xác nhận lại quyền sở hữu nhà đất của chủ đầu tư nên phát sinh căn cứ nộp lệ phí trước bạ.

Tuy nhiên không phải đối tượng nhà đất nào khi làm hồ sơ hoàn công đều phải nộp trước bạ bởi Điều 4 định 45/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ.



Trong đó, khoản 11 điều này quy định trường hợp: Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ sẽ không phải chịu thuế trước bạ khi hoàn công công trình. Chỉ khi hoàn công công trình chỉ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế xây dựng cơ bản do chi cục thuế thu của nhà thầu xây dựng theo hợp đồng xây dựng.

Nhà thầu :
1. Hợp đồng thi công(1 bản sao)
2. Biên bản thanh lý hợp đồng thi công(1 bản sao)
3. Hóa đơn tài chính theo hợp đồng thi công(1 bản sao)
4. Bản vẽ hoàn công(2 bản chính)
5. Biên bản kiểm tra hoàn thành công trình xây dựng(1 bản chính)
6. Giấy chứng nhận giấy phép kinh doanh của nhà thầu (1 bản sao y chứng thực)
B. Chủ đầu tư :
7. Đơn đề nghị đăng kí biến động tài sản(hoặc cấp QSDND-T/H cần đổi sổ) (1 bản chính)
8. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở(trước khi xây dựng) (1 bản chính)
9. Bản vẽ xin phép xây dựng kèm giấy cấp phép xây dựng (1 bản sao bvxpxd,1 bản sao y chứng thực giấy cpxd)
10. Tờ khai lệ phí đất (1 bản sao)
11. Tờ khai lệ phí trước bạ (1 bản sao)
12. Giấy tờ cá nhân của người đứng tên sở hữu(giấy CMND,giấy đăng kí kết hôn,hộ khẩu) (1 bản sao y chứng thực)
Tham khảo tiêu chuẩn 317 – 2006 về nghiệm thu hoàn công
II. Nơi nộp hồ sơ:
- Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định.
- Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện. - Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.
- UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Chủ sở hữu nộp hồ sơ, nhận Phiếu chuyển cơ quan Thuế (Chi cục Thuế quận, huyện) và nhận GCN tại Văn phòng UBND quận, huyện (Tổ tiếp nhận và trả hồ sơ) theo nguyên tắc "một cửa".
Bước 2:
Văn phòng UBND chuyển hồ sơ cho phòng Quản lý đô thị quận - huyện thụ lý hồ sơ, dự thảo Tờ trình + giấy chứng nhận (hoặc ký công văn trả lời không thuận giải quyết hồ sơ), lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế quận - huyện để xác định nghĩa vụ tài chính.

Bước 3:
Văn phòng UBND trình Chủ tịch UBND quận, huyện ký GCN và nhận lại hồ sơ và GCN đã ký, chuyển cho Tổ tiếp nhận và trả hồ sơ để trả cho chủ sở hữu.

Bước 4:
Chủ sở hữu nhận Phiếu chuyển liên hệ Chi cục Thuế quận, huyện. Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ sở hữu liên hệ Văn phòng UBND quận, huyện để nhận GCN.
Lưu ý :
- Việc xác định thời gian cụ thể cho từng khâu, bộ phận của quy trình này do chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.
- Đối với hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCN, phòng Quản lý đô thị quận - huyện có công văn trả lời (nêu rõ lý do) trong thời gian 15 ngày.

Hoàn công là gì? Đối tượng, thủ tục, chi phí hoàn công ra sao?

Sau khi hoàn thành xây dựng một công trình thì công trình đó chưa được phép đưa vào sử dụng hoặc hoạt động ngay lập tức mà phải thực hiện thủ tục hoàn công. Để nắm được mọi thông tin về hoàn công xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Hoàn công là gì?

Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng. Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.

Tại sao cần phải hoàn công?

Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.

Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận, từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.

Những trường hợp nào cần làm hoàn công?

Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa,... Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.

Như vậy, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.
Chi phí hoàn công là bao nhiêu?

Chi phí hoàn công thường rơi vào khoảng 15 - 30 triệu với lệ phí lập bản vẽ và lệ phí trước bạ. Lệ phí lập bản vẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện, thường dao động khoảng 10.000 - 15.000 đồng/m² sàn xây dựng, còn lệ phí trước bạ là 1% tổng giá trị căn nhà.

Căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4:

"Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

11. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ."

Trường hợp là xây dựng nhà ở riêng lẻ, căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4, khi hoàn công không phải chịu lệ phí trước bạ mà chỉ phát sinh thuế xây dựng cơ bản.

Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công

Các đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa bao gồm chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có) và đơn vị thiết kế công trình. Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình xây dựng.

Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.

Website liên quan: congtykientrucxaydung.com